Cách Xử Lý Mụn Xơ Dừa Trồng Cây SẠCH CHÁT, TRÁNH CHẾT CÂY

Cách Xử Lý Mụn Xơ Dừa Trồng Cây SẠCH CHÁT, TRÁNH CHẾT CÂY

Việc xử lý mụn xơ dừa trồng cây là công đoạn không thể bỏ qua đối với người trồng rau, hoa hay gieo hạt giống. Thực tế mụn dừa là một trong những giá thể trồng cây không gây hại cho cây và cả đất trổng, tuy nhiên để sử dụng hiệu quả thì nên xử lý mụn xơ dừa sạch chát để cây sinh trưởng và hấp thụ dưỡng chất tốt nhất có thể. Dừa Tiền Giang sẽ dành một bài viết phân tích về cách xử lý giá thể mụn dừa để bạn đọc có thể tự xử lý mùn dừa trồng cây tại nhà nhé!

Xử Lý Mụn Xơ Dừa Có Tác Dụng Gì?
Mụn xơ dừa chưa xử lý có chứa 2 thành phần gây ảnh hưởng đến rễ cây chính là: Tanin và Lignin. Cụ thể chúng làm tắc nghẽn mọi đường hút của rễ cây, khó phân hủy, làm cây còi cọc, chậm phát triển, nặng hơn thể làm ngộ độc cây trồng dẫn đến chết cây.

 

  • Tanin là một polyphenol có vị chát mặn, làm kết tủa protein và tan trong nước, chúng có nhiều trong trà, mụn dừa,…
  • Lignin là loại hợp chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình, có độ mặn cao, làm mụn dừa khó thấm nước và không tốt trong trồng trọt.

Việc xử lý xơ dừa trồng cây sẽ giúp bạn loại bỏ đi các chất gây hại cho cây trồng làm cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Vì vậy, xử lý xơ dừa trồng cây là một trong những bước rất cần thiết để cây trồng phát triển tốt.

Ngoài ra, xử lý chát cho mụn xơ dừa trồng cây còn mang đến những lợi ích như:

  • Làm chất nền tuyệt vời cho sự phát triển của rễ cây.
  • Tăng độ phì về hữu cơ, vi sinh, vi lượng cho đất trồng.
  • Làm tăng công suất của vùng đệm.
  • Giúp cây trồng chống chịu được khi thiếu phân và nước trong thời gian ngắn.

Các Bước Xử Lý Xơ Dừa Trồng Cây tại Nhà

Tại các nước phát triển mùn dừa được xử lý bằng các hóa chất như NaOH….  Nhằm có thể kết tủa và giảm độc tính khi thải vào môi trường. Tuy nhiên, phương pháp này không nên làm tại nhà vì dùng NaOH có thể gây hại cho da bạn, do vậy trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách xử lý mùn xơ dừa với nước và vôi nhé!

Bước 1: Xả chát mụn dừa (Tanin) bằng nước

Tanin là thành phần hình thành nên độ chát của mụn dừa, chúng có khả năng tan trong nước, do vậy, việc ngâm mụn xơ dừa trong nước sẽ giúp loại bỏ chất chát hiệu quả. Cụ thể:

  • Cho mùn dừa vào thùng 100 lít và đổ nước vào ngâm từ 1 đến 3 ngày.
  • Sau 3 ngày, đổ hết nước trong thùng ra, lúc này nước trong thùng có màu nâu sậm giống màu rỉ sét, còn màu của mùn dừa sẽ có màu vàng đỏ

Để đảm bảo chất chát trong xơ dừa được xử lý hoàn toàn bạn nên thực hiện bước xả chất chát Tanin này 3 lần nhé!

Bước 2: Xả mặn cho xơ dừa (Lignin) bằng bột vôi nồng độ 2,5%

Đối với độ mặn của xơ dừa, bạn có thể dùng bột vôi nông nghiệp với nồng độ 2,5%, để loại bỏ bớt hàm lượng muối Na có trong xơ dừa. Cụ thể như sau:

  • Cho 5kg vôi vào 200 lít nước để hòa tan (cẩn thận bỏng tay vì nước vôi sinh nhiệt rất nóng)
  • Cho mụn dừa đã được xử lý Tanin vào, dùng cây khuấy đều rồi chờ từ 5-7 ngày để muối được tan.

Bước 3: Xả mụn dừa lại với nước 3-5 lần/ngày

Sau 5-7 ngày, bạn xả hết nước vôi trong mụn dừa, tiếp theo cho nước vào mùn dừa và ngâm khoảng 1 ngày, thực hiện liên tục 3-5 ngày để loại bỏ hết chất vôi cũng như muối trong mụn dừa (để tránh gây ảnh hưởng đến bước ủ nấm Trichoderma).

Các Bước Xử Lý Xơ Dừa Trồng Cây tại Nhà

Bước 4: Ủ mùn dừa với nấm Trichoderma

Sau khi xử lý chất chát và muối có trong mùn dừa, tiếp theo bạn cần ủ với nấm Trichoderma cho mụn xơ dừa trong 7 ngày, trộn đều cho tơi sốp lên rồi đậy kín thùng ủ (cứ mỗi 3 ngày lại xới mụn dừa cho nấm thấm đều).

Bước 5: Hoàn tất xử lý xơ dừa trồng cây và có thể dùng ngay

Sau 7 lần trộn thì bạn sẽ thấy mụn dừa chuyển sang màu nâu đen. Lúc đó bạn có thể sử dụng mụn dừa ngay rồi đấy.

Tại các nhà máy xử lý mụn dừa trồng cây thông thường sẽ sử dụng hồ chứa quy mô lớn để xử ký mùn dừa nên có thể làm ra hàng trăm tấn/ngày.

Mụn dừa chưa xử lýMụn dừa đã qua xử lý

Cách phân biệt mụn dừa đã xử lý và mụn dừa chưa xử lý

Để phân biệt mùn dừa đã qua xử lý hay chưa bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

Màu sắcMùn dừa chưa xử lý thường có màu vàng nhạt, mùn dừa đã xử lý có màu nâu đỏ và có độ ẩm cao (do được ngâm rửa nhiều lần).
Định tínhMùn dừa chưa xử lý khả năng hấp thụ nước kém còn mùn dừa đã được xử lý giữ nước tốt.
Định lượng

Sử dụng 2 chỉ tiêu là độ dẫn điện (EC) (đánh giá độ mặn, chát) và chỉ tiêu pH (chỉ tiêu rất quan trọng của đất trồng) để đánh giá mùn dừa.

  • Mùn dừa chưa xử lý : Độ ẩm: 20% – EC: > 2.5 – PH: 5.5 – 6.5
  • Mùn dừa đã được xử lý : Độ ẩm: 20%   EC: ≤ 0.5- PH: 6  – 7
Thông qua bài viết này, Dừa Tiền Giang mong rằng bạn có thể tự biết cách xử lý mụn xơ dừa tại nhà và kiểm tra được chất lượng mụn dừa mình mua nhé! Riêng tại duatiengiang.info chuyên sản xuất mùn dừa thô GIÁ RẺ TẬN XƯỞNG, để được tư vấn và báo giá mụn dừa đã qua xử lý xin Quý khách vui lòng LIÊN HỆ NGAY cho chúng tôi!

Chúc các bạn thành công, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách sử dụng mùn dừa có thể để lại bình luận tại bài viết này hoặc muốn trở thành đại lý hay nhà cung cấp mụn dừa thì hãy liên hệ ngay với Dừa Tiền Giang nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.